Z

Trở thành Cô giáo

Sau nhiều năm học tập cực khổ, cuối cùng hôm nay là ngày mà công lao đó được đáp trả. Ngày đầu được đứng lớp để trở thành một “Cô Giáo”. Tôi tự hứa với bản thân mình là sẽ cố gắng hết sức.

Tôi bước vào lớp với một nụ cười rạng rỡ để chào học sinh của tôi. Chân tôi như bay bổng trên mặt đất khi biết, đây chỉ là bắt đầu của một hành trình trong cuộc sống tôi.

Khi nhìn thấy các em học sinh, tôi liền nghĩ mình phải là một “Người Cô hoàn hảo” để có thể giúp các em học sinh nầy tốt nghiệp. Cầm tấm bằng Đại học đi tiếp quãng đường còn lại. Tôi sẽ là môt Cô giáo có tánh tình dễ gần gũi, vui vẻ, hiền lành để có thể giúp tôi đến gần với học sinh hơn, giúp học sinh không ngại khi có việc cần để hỏi han và tâm sự với tôi.

Theo ý kiến riêng của tôi, thì tánh tình hiền lành cũng chưa hoàn thiện là một người Cô giáo được yêu thích. Tôi nghĩ cách cư xử đối với học sinh cũng rất quan trọng.Tôi sẽ là một người Cô “Công Tâm”, không thiên vị bất cứ học sinh nào. Tôi cũng sẽ là người Cô “biết lắng nghe”; khi có học sinh muốn phát biểu hoặc có vấn đề cần giúp đỡ. Tôi sẽ không xử sự nông nổi, mà sẽ cư xử như một người “Bạn đồnghành” để giúp các em trải qua những năm học để được vào Đại học.

Phương pháp dạy học cũng là một lĩnh vực mà tôi rất chú trọng đến. Từ cách dạy học đến cách tường trình tôi thấy rất là quan trọng. Để việc học không nhàm chán, dàn bài cũng cần thiết giúp học sinh dễ ôn tập hơn.

Mong ước thật nhiều! Tôi nghĩ mình sẽ thực hiện được. Ngay từ bây giờ, để biến giấc mơ muốn làm “Cô giáo” lý tưởng là tôi phải thật thích thú với nghề mình đã chọn, học hỏi thêm kinh nghiệm từ những tấm gương sáng của qúy Thầy Cô đi trước.

Nguyễn Đoan Kathlyn (Lớp 10)

Z

Những điểm cần có ở một người làm Thầy Cô giáo

Ngành giáo dục là một ngành không thể thiếu trong xã hội. Muốn có một nền tảng giáo dục tốt thì chúng ta cần phải có những Thầy Cô giáo hết lòng yêu nghề.

Nếu em được làm Cô giáo, em sẽ có rất nhiều điều để thực hiện. Với em cách cư xử với học sinh là một điều quan trọng. Sự quan tâm và trò chuyện là sự kết nối giữa Thầy Cô và học sinh. Bởi vì ngoài việc đến trường để học, các em thường có những lo lắng trong cuộc sống hằng ngày dễ ảnh hưởng đến việc học hành. Thầy Cô giáo chính là những chuyên gia tâm lý, họ sẽ lắng nghe tâm sự và có lời khuyên cho các em. Truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho học sinh cũng như cách cư xử phải đi đôi với nhau. Theo cá nhân em thì cư xử với học sinh là quan trọng nhất. Chính nhờ sự quan tâm và trò chuyện với học sinh, thầy cô mới nhận ra ưu điểm và khuyết điểm để giúp các em theo
chiều hướng tốt hơn. Ngoài ra có những học sinh có cá tính đặc biệt như tự ti, mặc cảm thì các em ấy cần quan tâm nhiều hơn và cư xử nhẹ nhàng hơn..
Sự thành công của các em là nhờ sự cảm thông và đối xử của Thầy Cô, những người biết lắng nghe và truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức cho học sinh. Thầy Cô chính là những tấm gương để học sinh chúng em noi theo.

Trong tương lai em cũng muốn mình trở thành một cô giáo. Vì vậy em cần tập cho bản thân mình tính kiên nhẫn, từ tốn để cư xử với học sinh. Em muốn mình đào tạo nhiều học trò giỏi trong tương lai cho xã hội và hơn thế nữa em sẽ dạy cho các em rằng: “Một chữ cũng Thầy, nửa chữ cũng Thầy”.

Trần Alicia (Lớp 10)

Z

Ước mơ làm Cô giáo

 

Từ nhỏ, em đã có một ước mơ được học ngành Sư phạm. Là người dạy các em Học sinh nên người và là người dẫn dắt các em tới mục đích tương lai về sau của các em..Để làm một Thầy Cô tốt,em luôn muốn mình được hoà đồng và hiền lành để dạy dỗ các em cho có kết quả. 

Đa số học sinh thường bướng bĩnh, nên em sẽ cần phải nghĩ ra nhiều phương pháp để giúp cho các em có thể học với một tinh thần thoải mái nhất. Phương pháp mà em chọn ra là phải giảng một cách thật đơn giản để cho các em dễ hiểu; hoặc giảng lại cho các em chưa hiểu rõ. Thầy Cô giáo, theo em không cần phải quá khắt khe với các em học sinh mà cũng không phải quá dễ dàng và chiều chuộng các em ấy. Em sẽ dễ dàng với các em học sinh nhưng chỉ trong nội quy mà nhà trường đặt ra chứ không thể để nuông
chiều quá đà. Với những học sinh không làm bài tập về nhà hoặc vi phạm nội quy nhà trường em sẽ có từng biện pháp riêng, để giải quyết mọi chuyện theo chiều hướng tích cực hầu giúp các em biết lỗi và sửa lỗi.

Khi em là một Giáo viên, em sẽ phải có trách nhiệm với từng học sinh trong lớp. Nếu em không giải quyết được những sai phạm, mà học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần thì em sẽ nhờ đến sự trợ giúp của Nhà trường.

Dù sao, có khó đến thế nào em cũng sẽ cố gắng học thi thật tốt để hoàn thành ước mơ của mình.

Em Ngân Trinh (Lớp 10)