Cấm xử dụng mobile phone giúp các em năng động hơn trong giờ giải lao và giờ ăn trưa. (Mỹ Hiền)

Nên hay không nên cho các em học sinh xử dụng điện thoại trong sân trường? Đây là đề tài khá đau đầu cho các thầy cô giáo và cá bậc phụ huynh. Cũng vì lẽ đó mà tôi xin mạo muội trích dịch bài báo này của cô Henrietta Cook đươc đăng trên The Age vào ngày 20 tháng 2 năm 2018.

Trường trung học McKinnon ra quyết định cấm các em học sinh xử dụng điện thoại di động và đã có một kết qủa không ngờ là sân trường trở nên ồn và náo nhiêt trong giờ giải lao và giờ ăn trưa

“Tôi thiệt chưa từng bao giờ nghe đươc những âm thanh như thế!, các em vui cười và đùa giởn với nhau rất là tương đắc” Lời của cô hiệu trưởng Pitsa Binnion.

Trong khi các trường trung học khác chỉ cấm các em xử dụng điện thoại trong giờ học thì truờng trung học công lập khá nổi tiếng này ở vùng Đông Nam Melbourne muốn thi hành lệnh cấm này nghiêm ngặt thêm nữa là:

Ngay ngày đầu tiên của năm học, tất cả các học sinh của trường trung học McKinnon đều phải cất phone của mình trong ngăn tủ có khóa cẩn thận và không được đụng đến ngay cả trong giờ giải lao hoặc giờ ăn trưa cho tới khi tan trường.

Cô hiệu trưởng Binnion nói: “Tôi lúc nào cũng đặt giáo dục của các em lên hàng đầu và tôi không nghỉ là các em sẽ bị thiệt thòi vì không được xử dụng phone, vì nó rất dễ bị chia trí trong lớp học.’

Mobile phones đã được lưu hành khá lâu nhưng các nhà giáo dục và những nhà hoạch định giáo dục vẫn mong muốn được giải quyết làm sao xử dụng một cách thỏa đáng trong học đường.

Khi chính phủ Pháp ra thông cáo là cấm nghiêm ngặt việc xử dụng mobile phone trong các trường tiểu và trung học, thì đã nổi lên nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này.

Ngay tại Úc, khi bộ trưởng bộ giáo dục là ông Simon Birmingham phát biểu rằng các điện thoại di đông phải cất trong các tủ khóa trong các giờ học vì không những nó làm chia trí cho các em học sinh mà còn là nền tảng của các cuộc bắt nạt nhau ngay trên mạng.

Trường trung học McKinnon nghiêm cấm các em xử dụng điện thoại trong các giờ học đến từ một nguyên nhân khác là từ các em học sinh.

Trong các buổi diển đàn ngay trong trường,các em học sinh là người am hiểu công nghệ cao đã đưa ra những mối lo ngại về những thiết bị đã làm chia trí các em trong giờ học.

Co Binnion đã cảm nhận được điều phân tâm này khi cô bắt đầu tịch thu điện thoại của nhừng em coi thường luật nghiêm cấm.

Cô nói thêm: “tôi không thể tin được là đã có bao nhiêu cái thông báo, thông tin đã vào phones một cách điều đặn, và những tin nhắn từ cha,mẹ các em.”

Cũng trong giáo dục học đường, trường trung học Balwyn cũng ra lệnh nghiêm cấm xử dụng phones dài hạn.

Tiếp theo những lời bình luận của thầy giáo Birmingham, Cô hiệu trưởng Deborah Harman cho rằng cô cũng nhận được rất nhiều liên lạc từ các trường trung học khác, để giúp họ rút ra các ý tưởng phù hợp cho việc thi hành lệnh nghiêm cấm xử dụng phones trong các trường lớp.

“Khi các em không có giờ học trong lớp, chúng tôi muốn các em tương tác, chia sẻ với nhau hơn là bị chia trí bởi những những thiết bị đã được cài lắp trong phones” Cô Deborah tuyên bố.

Nghiêm cấm xử dụng phonescũng khuyến khích các học sinhtham gia các hoạt động khác trong giờ ăn trưa như tham gia các sinh hoạt thể dục, thể thao, âm nhạc và câu lạc bộ đánh cờ  …..

Thầy Michael Henderson, giảng viên tại đại học Monash, đang nghiên cứu về những chia trí của việc xử dụng phones tai các trường trung và đại học, thì phản đối việc nghiêm cấm xử dụng phones và thầy cho rằng với đà kỹ thuật tân tiến như hiện nay, phones là nguồn cung cấp tài nguyên tuyệt vời cùng với những thiết bị giao tiếp, nhưng chúng ta nên biết xử dụng có chừng mực và tránh những chi phối không có ích. Thầy còn nói thêm là chúng ta không nên cấm xử dụng điện thoại nhưng nên du di, gia giảm và giải thích cho các em học sinh biết nên dùng lúc nào và dùng như thế naò để có hiệu quả, với công trình nghiên cứu cuả thầy đã liên kết với các thiết bị cá nhân bao gồm cả điện thoại di động, để làm giảm bớt những khoảng cách, tăng khả năng giử lại các thông tin và nâng cao hiệu xuất trong học tập.